Sunday, November 7, 2010

Sunk cost

Trong ngôn ngữ tài chính, chi phí chìm (sunk cost) là khoản đầu tư thời gian và tiền bạc không thể lấy lại được do những quyết định sai lầm trong quá khứ. Loại chi phí này không được đưa vào trong những tính toán dự án. Mặc dù chi phí chìm thể hiện quá khứ, nhưng con người đôi khi vẫn để chi phí chìm ảnh hưởng đến các quyết định trong tương lai.

Hãy xem ví dụ sau:

Phil đã trả 50 đô la để mua một tấm vé xem hòa nhạc của ban nhạc mà anh yêu thích. Hai giờ trước khi bắt đầu buổi hòa nhạc, sếp anh gọi điện nói rằng cuộc họp của hội đồng quản trị vừa kết thúc và họ sắp đi ăn tối. Sếp anh bảo. "Tôi muốn mời cậu cùng đi. Đây là cơ hội tốt để cậu làm quen với các thành viên hội đồng quản trị và ngược lại".

"Thật tuyệt", Phil nghĩ. "Gặp mặt hội đồng quản trị có thể hỗ trợ nghề nghiệp của mình". Nhưng thật là ngốc nghếch, anh đã từ chối cơ hội quý giá này với suy nghĩ: "Tôi không thích lãng phí số tiền 50 đô la đó".

Trong ví dụ này, 50 đô la đã tiêu tốn dù Phil có đi xem hòa nhạc hay không. Tuy nhiên, anh đã để chi phí chìm tác động đến một quyết định khác mà rõ ràng có tiềm năng sinh lợi cao hơn.

Những người ra quyết định thường phạm phải sai lầm này vì đôi khi họ không nhận ra được sự thật rằng chi phí chìm không thể bù đắp được, nhưng chủ yếu là vì bản thân họ không muốn phải gánh chịu một khoản tổn thất lớn khi xúc tiến phương án thay thế. Tại sao vậy? Vì việc xúc tiến phương án thay thế sẽ làm ảnh hưởng đến quyết định ban đầu. Đó là lý do tại sao nhà điều hành ủng hộ cho kế hoạch marketing đã thất bại của công ty bạn lại tiếp tục bảo vệ nó khi nhu cầu thay đổi thật rõ ràng đối với tất cả những người khác. Nhà điều hành sẽ lập luận: "Chúng ta cần nhiều thời gian hơn cho chiến lược này".

Nhược điểm về chi phí chìm cũng giải thích tại sao nhiều nhà quản lý tỏ ra chậm chạp khi đối mặt với những quyết định tuyển dụng tệ hại. Họ tuyển dụng và đầu tư đào tạo cho một người nhưng rõ ràng anh ta không làm được việc dù có đào tạo và huấn luyện như thế nào đi nữa. Thay vì giải quyết triệt để cho quyết định tuyển dụng tệ hại này, các nhà quản lý thường đưa ra một quyết định tệ hại khác: đầu tư thêm thời gian cho việc huấn luyện và đào tạo với hy vọng sẽ có sự thay đổi hoàn toàn.

Hai nhà điều hành được phỏng vấn cho cuốn sách này đã nhấn mạnh rằng những quyết định tuyển dụng tệ hại là khó khăn lớn nhất cần khắc phục. Một người nói: "Tôi luôn phải trăn trở, suy nghĩ rất nhiều mỗi khi phải sa thải một nhân viên". Người còn lại tiếp tục: "Nhìn chung, tôi nghĩ quyết định khó khăn nhất là khi loại bỏ một điều tệ hại. Chúng tôi luôn mất nhiều thời gian cho việc đó với hy vọng rằng sự việc sẽ cải thiện".

Vô hiệu hóa xu hướng chi phí chìm

Công ty bạn có gặp phải vấn đề chi phí chìm không? Cũng giống như hầu hết các xu hướng ra quyết định khác, giải pháp tốt nhất là công khai vấn đề. Sau đây là một vài cách thực hiện:

+ Giúp mọi người nhận ra chi phí chìm đang ảnh hưởng đến quyết định hiện tại của họ.

+ Giải thích rằng mọi người đều có lúc phạm phải sai lầm - như tuyển dụng sai người, đề ra chiến lược không phù hợp,... Những sai lầm này thường có thể tha thứ được. Điều không thể tha thứ là cho phép một sai lầm dẫn đến một sai lầm khác.

+ Nếu có thể, đừng đưa vào nhóm ra quyết định của bạn những người có xu hướng thiên về chi phí chìm.


ài viết này nhằm mục đích đưa ra một cách nhìn khác hơn về “sự đánh đổi” và “chi phí cơ hội” từ đó liên hệ đến hành vi ra quyết định đầu tư. Cũng trên cơ sở có cách nhìn khác hơn về “sự đánh đổi” và “chi phí cơ hội” mà bài viết cũng đưa ra một thuật ngữ mới là “chênh lệch cơ hội” để thay thế cho thuật ngữ “lợi nhuận kinh tế”.

Với tinh thần cầu thị, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thành viên để tôi có thể thấy được những thiếu sót của bài viết để có thể hoàn thành nghiên cứu này ở mức độ cao hơn.

Bài viết này nhằm mục đích đưa ra một cách nhìn khác hơn về “sự đánh đổi” và “chi phí cơ hội” từ đó liên hệ đến hành vi ra quyết định đầu tư. Cũng trên cơ sở có cách nhìn khác hơn về “sự đánh đổi” và “chi phí cơ hội” mà bài viết cũng đưa ra một thuật ngữ mới là “chênh lệch cơ hội” để thay thế cho thuật ngữ “lợi nhuận kinh tế”.

1. Sự đánh đổi và chi phí cơ hội.

Trong kinh tế học thì hai nguyên lý “sự đánh đổi” và “chi phí cơ hội” đóng vai trò hết sức quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên việc hiểu và phân biệt chính xác hai thuật ngữ này là một điều khó khăn và khiến nhiều người nhầm lẫn.

choice.gif“Sự đánh đổi” được hiểu một cách đơn giản là bỏ cái này để lấy cái kia hay muốn được cái này thì phải từ bỏ cái khác. Trong cuộc sống chúng ta luôn phải đối mặt với những sự đánh đổi như vậy, bạn bỏ ra một giờ để được xem một bộ phim thì bạn mất đi một giờ để làm những việc khác. Một cách tổng quát, ta có A và ta có một tập hợp các cơ hội có thể thay thế A là B, C, D,…Ta muốn đổi A lấy B thì ta không thể có C hoặc D…, ta muốn đổi A lấy C thì ta không có B hoặc D…Hay nói rõ ràng hơn nếu ta đổi A lấy B thì ta không có cơ hội để dùng A đổi C hoặc D…

Tuy nhiên đó mới chỉ là sự đánh đổi về hình thức mà chưa quan tâm tới nội dung của nó. Khi bạn đổi A lấy B thì bạn quan tâm đến việc bạn được gì ở B và ở đây bạn quan tâm tới lợi ích B’ của nó. Khi bạn được B’ thì đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ qua cơ hội được có lợi ích C’ từ C hay D’ từ D…

Như vậy đánh đổi bao gồm hai phần: đánh đổi về hình thức và đánh đổi về nội dung. Từ các phân tích sau bạn sẽ thấy, sự đánh đổi về nội dung sẽ là nền tảng để chúng ta bàn về chi phí cơ hội.

Giả sử rằng bạn đã quyết định đổi A lấy B. Vậy điều nào đã quyết định hành vi này của bạn.

Nếu giả sử bạn không nhắm mắt chọn bừa thì điều quyết định đến hành vi trao đổi của bạn là xuất phát từ chi phí cơ hội.

Việc hiểu chi phí cơ hội như thế nào thực tế lại phức tạp hơn ta tưởng. Nếu như tập hợp các cơ hội thay thế cho A là duy nhất, tức là bạn chỉ có duy nhất B (hoặc C hay D…) để trao đổi thì chi phí cơ hội không xảy ra. Tuy nhiên, nếu như bạn có một tập hợp từ hai cơ hội trao đổi trở lên thì chi phí cơ hội sẽ xảy ra. Bạn sẽ thấy ngay như sau:

Đầu tiên chúng ta hãy nói đến chi phí nói chung. Chúng ta có thể hiểu một cách chung chung như thế này: Chi phí của một thứ là tất cả những gì bạn phải bỏ ra để có được nó. Vậy chi phí của B là gì? Có phải là A không? Chúng ta cần đi sâu vào vấn đề một chút. A có lợi ích A’ nào đó. Và bạn đang dùng lợi ích A’ này để đánh đổi với lợi ích B’. Chính vì vậy khi nói đến chi phí nói chung bạn cần phải tính đến cả phần lợi ích mà bạn từ bỏ.

Như vậy chúng ta cũng thấy rằng xuất phát từ hai loại đánh đổi, để tính chi phí chúng ta có thể chia làm hai loại chi phí là chi phí cho hình thức và chi phí cho nội dung. Chi phí cho hình thức có thể gọi nó dưới một cái tên là chi phí thuần tuý. Chi phí thuần tuý là loại chi phí chưa tính đến chi phí cơ hội, nó thể hiện bằng khối lượng trao đổi trực tiếp. Chi phí cho nội dung là chi phí cơ hội. Chúng ta sẽ đi sâu hơn vào loại chi phí này ở phần tiếp theo.

Khi bạn dùng A đổi B thì bạn được lợi ích B’ nhưng bạn cũng đã bỏ qua lợi ích A’ nào đó. Vấn đề ở đây là bạn không thể đánh giá chính xác lợi ích A’, tức là bạn không thể dùng lợi ích A’ để đánh giá nó, bạn chỉ có thể đánh giá nó thông qua những sự so sánh khác. Vì vậy để tính chi phí cho B’ bạn cần dùng C’ hay D’…để tính. Và C’ hay D’… là những chi phí cơ hội của việc bạn được B’ (hay là chi phí của B’). Ta lấy một ví dụ:

Bạn có 100.000USD, người bạn thân của bạn khuyên bạn nên gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất 5%/năm, nhưng bạn quyết định cùng góp vốn đầu tư vào một cửa hàng quần áo của một người em ruột, bạn vẫn đi làm công việc trước đây của mình. Cuối năm bạn có khoản thu nhập từ việc đầu tư là 10.000USD. Vậy chi phí cơ hội ở đây được xác định như thế nào?

KuhnBalancingAct.jpgMột số người sẽ nói rằng: chi phí cơ hội của quyết định đầu tư của bạn là 5000USD mà bạn đã bỏ qua khi không gửi tiết kiệm. Điều này là chưa rõ ràng, chúng ta cần hiểu là chúng ta đầu tư thì chúng ta mong được gì? Rõ ràng đó là những lợi ích từ đầu tư, và ở đây lợi ích là 10.000 USD. Như vậy, khi bạn nói điều trên thì người ta có thể hiểu ngầm nó là: chi phí cơ hội của 100.000 USD tiền đầu tư và 10.000 USD tiền lãi từ quyết định đầu tư là 5.000 USD và điều này là không đúng. 100.000 USD ở đây là biểu hiện của sự đánh đổi, mặt khác để có được 5.000 USD thì bạn cũng phải bỏ ra 100.000 USD gửi vào ngân hàng và nó cũng là một sự đánh đổi. Nếu bạn triệt tiêu hai sự đánh đổi này thì chỉ còn lại sự so sánh giữa hai đối tượng có cùng tính chất: lợi ích từ sự đánh đổi. Đó là sự so sánh giữa 10.000 USD và 5.000 USD. Điều này mới hợp lý. Như vậy, để nói một cách chính xác hơn thì chi phí cơ hội của việc bạn có được 10.000 USD từ quyết định đầu tư là 5.000 USD bạn đã bỏ qua không đầu tư vào ngân hàng.

Tuy nhiên vẫn còn thiếu cái gì đó. Nếu như bạn thấy rằng bạn vẫn có thể có một cơ hội đầu tư khác là vào thị trường chứng khoán, bạn dự định mua cổ phiếu của công ty ABC (nhưng bạn đã không mua) và cuối năm với 100.000 USD bạn đầu tư thì bạn có thể nhận được một khoản cổ tức là 6.000 USD từ quyết định của chia cổ tức từ đại hội đồng cổ đông. Vậy thì đâu mới là chi phí cơ hội thực sự của bạn (của 10.000 USD), đó là 6.000 USD. Bạn sẽ tính toán chi phí cơ hội dựa trên nguyên tắc nó là lợi ích tốt nhất trong những lợi ích mà bạn đã bỏ qua.

Như vậy chi phí cơ hội cần phải tính cho khoản ích lợi thu được từ khoản đầu tư, chứ không phải tính cho cả khoản đầu tư. Và nó chính là phần lợi ích tốt nhất trong tập hợp những lợi ích mà bạn đã bỏ qua.

Đến đây bạn cũng có thể suy ra là tại sao nếu chỉ có một cơ hội đánh đổi duy nhất thì chi phí cơ hội không sảy ra. Đơn giản là vì bạn không có các lợi ích bị bỏ qua.

Trên thực tế, giá trị thực sự của chi phí cơ hội nhiều khi rất khó xác định vì nó chịu tác động của nhiều yếu tố. Từ ví dụ trên nhưng bây giờ bạn mua đứt của hàng và làm chủ, bạn cũng từ bỏ mức lương 20.000 USD một năm. Thu nhập một năm của bạn từ việc làm chủ cửa hàng là 28.000 USD. Vậy đâu là chi phí cơ hội cho những lợi ích của bạn từ việc làm chủ? Đó là 20.000 USD + 10.000 USD = 30.000 USD. (ta cộng 10.000 USD vì đây là phần lợi ích tốt hơn so với lợi ích tự việc cho vay là 5.000 USD). Nhưng liệu như vậy đã đủ ? Khi không làm chủ, bạn có thể có nhiều thời gian rảnh để làm chuyện khác hơn, ít phải suy nghĩ hơn…

Một vấn đề tiếp theo liên quan đến hành vi của bạn là tại sao bạn lại lựa chọn cơ hội đầu tư này mà không lựa chọn cơ hội đầu tư kia ?

Thứ nhất, bạn không thể tính hết được tất cả các cơ hội đầu tư (đánh đổi).

Thứ hai, trong tập hợp các cơ hội đầu tư (đánh đổi), bạn không thể tính hết được lợi ích từ từng cơ hội đầu tư (từng sự đánh đổi). Chính vì vậy bạn không thể tính ra được chính xác các chi phí cơ hội cho những lợi ích bạn kiếm được từ quyết định đầu tư.

Thứ ba, vì hai lý do trên cho nên bạn mới sử dụng đến sự dự tính, ở đây đó là lợi ích dự tính. Đầu tiên bạn chỉ quan tâm đến những lợi ích nào mà bạn dự tính là cơ bản và nó sẽ tốt nhất cho bạn. Sau đó bạn sẽ chọn cơ hội đầu tư mà theo bạn sẽ đem lại lợi ích lớn hơn các lợi ích từ các cơ hội đầu tư khác. Hay nói cách khác, bạn dự tính rằng lợi ích từ việc đầu tư sẽ ít nhất phải bù đắp được chi phí cơ hội.

Như vậy bạn đã nhận ra hành vi đầu tư của bạn. Nhưng bạn vẫn muốn biết cuối cùng thì việc đầu tư đó thực sự có đem lại cho bạn được lợi ích tốt hơn các lợi ích khác dựa vào kết quả đầu tư của bạn hay không. Điều này lại liên quan tới hai thuật ngữ nữa mà các nhà kinh tế học thường đưa ra đó là lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.

2. Lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán.

dealers_license_2.gifCác nhà kinh tế học thường có những quan điểm chung về lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán. Tuy nhiên việc xây dựng hai thuật ngữ trên mà không nói lên được ý nghĩa kinh tế và hành vi kinh tế đã khiến cho nhiều người tuy phân biệt được hai thuật ngữ trên nhưng lại không biết sử dụng chúng để làm gì.

Mục đích phần này nhằm giải quyết vấn đề: nên hiểu thuật ngữ “lợi nhuận kinh tế” như thế nào, sử dụng vào mục đích gì và có nên thay thế bằng một thuật ngữ khác hay không?

Trong cuấn sách “Principles of Economics”, N. Gregory Mankiw – Giáo sư kinh tế học trường đại học tổng hợp Harvard - xây dựng hai thuật ngữ này dựa trên nền tảng là chi phí cơ hội. Ông cho rằng sự khác biệt giữa hai thuật ngữ là do chi phí cơ hội bao gồm hai loại chi phí: chi phí hiện và chi phí ẩn.

Để hiểu hai loại chi phí này ta lấy lại ví dụ trên (trong trường hợp bạn mua đứt của hàng). Theo như N. Gregrory Mankiw chi phí hiện là 100.000 USD (được thể hiện trong sổ sách kế toán) còn chi phí ẩn là 20.000 USD tiền lương và 10.000 USD bạn đã bỏ qua cơ hội góp vốn (những chi phí này không thể hiện trên bảng cân đối kế toán của bạn vì nó không thể hiện dòng tiền đi vào hay đi ra khỏi cửa hàng của bạn). Như vậy chi phí cơ hội ở đây là 130.000 USD.

Đến đây bạn đã thấy là Giáo sư Mankiw đã tính chi phí cơ hội khác với chúng ta. Đối với chúng ta, 100.000 USD không phải là một phần của chi phí cơ hội, nó là chi phí thuần tuý biểu hiện cho sự đánh đổi trực tiếp. Chi phí cơ hội mà chúng ta đã tính chỉ là 30.000 USD, nó thể hiện phần lợi ích mà bạn đã bỏ qua. Bây giờ quyết định chọn chi phí cơ hội bao nhiêu là tuỳ ở bạn.

Tiếp theo Giáo sư tính toán lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận kế toán như sau:

Lợi nhuận kế toán = Doanh thu – chi phí hiện = 128.000 – 100.000 = 28.000 USD

Lợi nhuận kinh tế = Doanh thu - chi phí cơ hội = 128.000 – 130.000 = -2.000 USD.

Như vậy, 28.000 USD là biểu hiện bạn đã lãi theo quan điểm của nhà kế toán. Nhưng theo quan điểm của nhà kinh tế thì bạn đang lỗ 2.000 USD. Nhưng bạn sẽ hỏi là vậy việc lỗ này mang ý nghĩa gì? Câu trả lời sẽ rất chung chung mà bạn có thể thường thấy: lỗ về mặt kinh tế hoặc là lỗ theo quan điểm của nhà kinh tế. Nhưng lỗ theo quan điểm của nhà kinh tế hay lỗ về mặt kinh tế là gì? Trong khi bạn vẫn có thể hiểu khái niệm lỗ theo nghĩa thông thường là cái mà bạn thu được không tương xứng với cái mà bạn bỏ ra. Tất cả vẫn còn mơ hồ.

Bây giờ chúng ta hãy xem xét lại thuật ngữ “Lợi nhuận kinh tế”.

Từ công thức trên ta phân tích kỹ hơn một chút sẽ thấy:

Lợi nhuận kinh tế = Doanh thu – Chi phí cơ hội = (Chi phí hiện + lợi nhuận) – (chi phí hiện + lợi ích từ khoản đầu tư mà bạn đã bỏ qua) = Lợi nhuận - Lợi ích từ khoản đầu tư mà bạn đã bỏ qua. = 28.000 – 30.000 = - 2.000 USD.

Qua kết quả trên, chúng ta thấy rằng thực chất của lợi nhuận kinh tế mà chúng ta thường hiểu là sự so sánh giữa lợi ích của việc đầu tư và lợi ích từ khoản đầu tư mà bạn đã bỏ qua. Hay như chúng ta đã bàn ở phần trên. Đó là sự so sánh giữa lợi ích và chi phí cơ hội. Mà đã là sự so sánh của hai đối tượng có tính chất tương đồng (đều là lợi ích) thì có nên gọi sự chênh lệch đó là lợi nhuận kinh tế không? Chúng ta thử xem xét một ý tưởng thay thế sau:

Lợi ích từ quyết định đầu tư của bạn sẽ có thể trở thành chi phí cơ hội nếu như bạn có quyết định đầu tư ngược lại. Như vậy chúng ta thử xem xét một công thức sau:

Chênh lệch cơ hội = Lợi ích (từ khoản đầu tư) – chi phí cơ hội

Nếu chênh lệch cơ hội là một số dương thì có nghĩa là bạn đang “thặng dư cơ hội”. Tức là bạn là người biết tận dụng cơ hội, lợi nhuận mà bạn hưởng đã theo dự tính của bạn là nó bù đắp được chi phí cơ hội. Bạn đã lựa chọn cho mình cơ hội đầu tư tốt nhất trong tập hợp các cơ hội đầu tư mà bạn biết.

Nếu chênh lệch cơ hội là một số âm thì bạn đang “thâm hụt cơ hội”. Điều này có nghĩa là bạn chưa lựa chọn được cho mình cơ hội đầu tư tốt nhất.

Từ kết quả phân tích trên sẽ đưa ra cho bạn một quyết định là có nên tiếp tục đầu tư nữa hay không. Nếu bạn đang “thặng dư cơ hội” thì xác suất để bạn quyết định tiếp tục đầu tư theo hướng cũ là rất cao (trong trường hợp bạn không tìm ra được cơ hội đầu tư nào mới mà bạn dự tính là nó sẽ cho lợi ích cao hơn). Nếu bạn đang “thâm hụt cơ hội” thì bạn sẽ phải phân vân suy tính về việc đầu tư này của bạn đây.

Trên thực tế việc tính toán “chênh lệch cơ hội” không phải đơn giản như vậy. Nếu bạn cho rằng tiền là tiêu chuẩn đánh giá quan trọng nhất của bạn thì từ ví dụ trên, chênh lệch cơ hội là 2.000 USD. Nhưng nếu bạn cho rằng tiền không phải là tiêu chuẩn duy nhất, bạn thích làm chủ và không muốn phụ thuộc…mặc dù đổi lại bạn phải mất đi 2.000 USD, tốn nhiều thời gian hơn, lo nghĩ nhiều hơn…nếu cuối cùng bạn cho rằng tất cả chi phí cơ hội đó không là gì so với lợi ích được làm chủ thì đối với bạn, bạn vẫn có một dấu dương đứng trước chênh lệch cơ hội. Điều này sẽ là ngược lại nếu như bạn cho rằng thật không đáng khi phải đánh mất nhiều thứ như thế chỉ để có cảm giác của một người chủ…

Như vậy, với các tiêu chuẩn về lợi ích khác nhau thì bạn sẽ có sự chênh lệch cơ hội là khác nhau. Chính vì vậy cũng sẽ rất khó khăn cho bạn khi bạn muốn lượng hoá thành một con số cụ thể nếu như bạn không lấy tiền là tiêu chuẩn duy nhất và quan trọng nhất.
Ngày gửi: 26/08/2008 - 10:40

Saturday, October 30, 2010

Tài liệu học PMP

PMI Practice-Standard-for-Work-Breakdown-Structure (2# edition): link

Hello ngày mới

My first entry on blogger.com